Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Phát hiện kho báu 1,5 tỉ USD của Hitler trong thế chiến thứ hai

Theo Mail Online, phát xít Đức đã cất giấu một kho báu khổng lồ và vẽ chúng lại thành bản đồ, được mã hóa dưới dạng một bản nhạc.
Theo một số nguồn tin, Đức Quốc xã đã chôn một kho báu khổng lồ bao gồm một số lượng lớn vàng, kim cương ở thị trấn Mittenwald, bang Bavaria nước Đức trong Chiến tranh thế giới II.
http://Tanchau123.Blogspot.Com

Theo thông tin của Mail Online, kho báu của phát xít Đức bao gồm ít nhất 100 thỏi vàng nén và bộ sưu tập kim cương của Adolf Hitler mang tên “Nước mắt chó sói”. Trong những ngày chuẩn bị kết thúc Chiến tranh thế giới II, thư ký riêng của trùm phát xít Hitler là Martin Bormann đã cất giấu tấm bản đồ dẫn đến kho báu trên trong phần chú thích được mã hóa trong bản nhạc “Ngẫu hứng tháng ba”. Tuy nhiên, Bormann đã bị giết chết trong cuộc tấn công của Hồng quân Liên Xô khi họ hành quân tiêu diệt phát xít Đức ở Berlin năm 1945.
Vào khoảng năm 1995, nhà báo Hà Lan Karl Hammer Kaatee đã dựa trên bản nhạc đó để truy tìm kho báu của Đức quốc xã nhưng không tìm thấy thỏi vàng nào.
Đến năm 2012, ông Kaatee quyết định công bố bản nhạc để nhiều chuyên gia, cá nhân muốn truy tìm kho báu cùng tham gia. Bản nhạc “Nước mắt chó sói” do nhạc sĩ Gottfried Federlein sáng tác. Ông qua đời năm 1952. Bản nhạc của ông cũng như những tác phẩm khác không có điểm gì đặc biệt. Tuy nhiên, nó thu hút sự chú ý của dư luận với những lời chú giải ly kỳ.
Theo Fox News, nhà làm phim tài liệu kiêm nhạc sĩ người Hà Lan Leon Giesen cho rằng ông đã giải mã được tấm bản đồ mã hóa dưới bản nhạc của Gottfried Federlein. Ông Giesen nhận định, những vị trí nằm gần một số nốt nhạc được cho là ẩn chứa nhiều từ ngữ, số liệu và lời bài hát chỉ dẫn đến vị trí chính xác của kho báu.
Trước đó, ông Giesen cũng nghiên cứu và phát hiện một chữ cái “M” khác thường trong bản nhạc trong suốt thời gian dài. Đối với ông, ký tự đó dường như khá quen thuộc. Nó làm ông nhớ lại chữ cái tương tự đã nhìn thấy trước đây khi xem bức ảnh về một nhà ga xe lửa ở Berlin. Khi đó, ông suy đoán chữ cái “M” là viết tắt của Mittenwald. Đây là nơi Đức Quốc xã xây dựng những doanh trại.
Theo nhận định của Giesen, bản nhạc “Nước mắt chó sói”còn ẩn chứa sơ đồ đường ray xe lửa chạy qua Mittenwald trong những năm 1940. Trong đó, cụm từ “Enden der tanz” tạm dịch là “Kết thúc điệu nhảy” xuất hiện ở cuối bản nhạc ám chỉ vị trí của kho báu nằm ở cuối tuyến đường xe lửa. Còn cụm từ “Wo Mattias Die Salten Streichelt” có nghĩa là “Nơi Matthew gảy đàn” dùng để nhắc đến thợ làm đàn violin nổi tiếng Mathias Klotz ở Mittenwald.
Theo nhận định của ABC News, chính quyền Hitler đã lên kế hoạch dùng kho báu quý giá trên để bí mật thành lập đội biệt kích “người sói”. Chỉ huy trưởng lực lượng SS của Đức quốc xã Heinrich Himmler đã phác thảo dự định xây dựng một pháo đài tại khu vực đồi núi ở Bavaria. Các sĩ quan Đức được cho là đã di chuyển kho báu tới khu vực đó cất giấu.
Hiện những người tham gia truy tìm kho báu của Đức quốc xã có thể được hưởng tới 1/2 giá trị của cải nếu nó vô chủ. Họ sẽ nhận được từ 3 – 5% giá trị kho báu trong trường hợp cá nhân hay tổ chức nào chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp đối với nó.
http://Tanchau123.Blogspot.Com
Bản nhạc “Ngẫu hứng tháng ba” được cho là tấm bản đồ dẫn đến kho báu khổng lồ của Đức quốc xã.
Ông Giesen đánh giá những bức ảnh lịch sử được chụp từ trên không của lực lượng Đồng minh và quyết tìm cho được đường ray xe lửa tại khu vực từng có trại lính của Đức Quốc xã ở Mittenwald. Trước những lập luận sắc bén của mình, ông được chính quyền địa phương ủng hộ và phê chuẩn cho phép khoan 3 hố sâu trên đường tại thị trấn này để tìm ra dấu vết của kho báu.
Đến cuối tháng 9/2013, ông Giesen đã mở nhiều cuộc khai quật quy mô lớn ở Mittenwald vì tin rằng kho báu của Đức quốc xã được cất giấu ở đó. Tuy nhiên, cho đến nay kho báu bí ẩn đó vẫn chưa được tìm thấy. Ông đã bán được hơn 700 bản sao “bản đồ kho báu” trên với giá 65 USD/chiếc và dùng số tiền đó để chi trả chi phí khai quật giai đoạn đầu.
Trong giai đoạn đầu của cuộc khai quật, ông Giesen và đội của mình đã tìm thấy những mảnh kim loại khác thường. Nhà khảo cổ địa phương Jurgen Proske cho biết: “Đó có thể là chiếc rương dùng để đựng kho báu hoặc chỉ là một cái nắp cống bình thường”.
Mặc dù hành trình truy tìm kho báu vẫn chưa ngã ngũ nhưng ông Giesen không bỏ cuộc. Ông tiếp tục gây thêm quỹ và lên kế hoạch khai quật một số nơi khác.
Trước đó, vào hồi tháng 2/2013, một cuộc truy tìm kho báu của Đức quốc xã tương đối lớn đã diễn ra. Khi đó, nhà nghiên cứu người Israel Yaron Svoray tin rằng, kho vàng của Đức Quốc xã trị giá khoảng 1,5 tỉ USD. Ông cũng mở cuộc truy tìm kho báu và cho rằng nó được chôn giấu dưới đáy hồ Stolpsee. Khu vực hồ rộng khoảng 395 ha, nằm gần Thủ đô Berlin. Theo một số lời đồn thổi, lực lượng SS đã cất giấu 18 thùng vàng và bạch kim ở dưới hồ này trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh thế giới II.
Nhân chứng Eckhard Litz cho hay: “Tôi nhớ rất rõ cái đêm có những chiếc xe tải chiếu đèn pha sáng chói, chạy đến và đậu bên bờ hồ. Khi đó, tôi nhìn thấy khoảng 30 tù nhân của trại tập trung bốc dỡ nhiều thùng rất nặng ra khỏi những chiếc xe tải. Sau đó, người ta chất chúng lên 2 chiếc thuyền và chở làm 6 chuyến ra giữa hồ rồi ném xuống nước.
hi chiếc thùng cuối cùng bị ném xuống dưới nước, những tù nhân trên được chở vào bờ rồi xếp thành hàng để các binh sĩ SS nổ súng thủ tiêu nhằm không thể tiết lộ bí mật việc vừa làm”.
Trước đó, năm 2011, một nhóm doanh nhân người Anh cũng cố gắng tìm kho báu của Đức quốc xã khi tiến hành khai quật, thám hiểm đáy hồ Stolpsee. Tuy nhiên, họ cũng không đạt được kết quả khả quan nào.
Đầu năm 1945, khi thành trì Đức quốc xã lung lay, sắp bị công phá, Hitler đã ra lệnh cho tướng sĩ cất giấu vàng, tiền giấy, tiền xu và ngoại tệ của Ngân hàng Quốc gia Đức trong mỏ muối Merkers ở bang Thuringia. Đến tháng 4/1945, khi quân đội Mỹ tiến vào mỏ muối trên, họ phát hiện kho báu khổng lồ của Đức Quốc xã cất giấu tại đó. Họ tìm thấy 8.198 thỏi vàng nén, hơn 1.300 bao tải đựng các đồng tiền vàng của Đức, Anh và Pháp, 771 bao tải chứa các đồng tiền vàng của Mỹ, hàng trăm bao tải tiền xu vàng và bạc cùng với hàng trăm bao tải khác chứa ngoại tệ…
Ngoài ra, người ta còn tìm thấy một lượng lớn tác phẩm nghệ thuật giá trị mà Đức Quốc xã cướp đã “cuỗm” khi xâm chiếm các nước. Nhiều tác phẩm giá trị của các Viện bảo tàng ở Berlin cũng được cất giấu tại mỏ muối Merkers.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét