Trước khi tàu đổ bộ USS San Antonio xuất hiện tại Địa Trung Hải, Hải quân Mỹ đã có sự hiện diện của 5 chiến hạm hàng đầu và một hàng không mẫu hạm USS Harry S Truman sẵn sàng đợi lệnh tấn công vào Damascus. |
Theo thông tin từ Hải quân Mỹ, tàu USS San Antonio chở một số trực thăng và hàng trăm lính thủy đánh bộ, “đóng tại Đông Địa Trung Hải“, tuy nhiên nguồn tin không cho biết tàu này sẽ “nhận một nhiệm vụ cụ thể nào“. |
Khác với các tàu khu trục được triển khai tại Địa Trung Hải từ trước, tàu San Antonio không mang tên lửa hành trình Tomahawk nhưng có khả năng chở tới bốn trực thăng và đưa lính thủy đánh bộ vào bờ bằng trực thăng hoặc tàu đổ bộ. |
Việc triển khai này diễn ra giữa lúc Tổng thống Mỹ Obama đang nỗ lực thuyết phục quốc hội đồng ý cho một kế hoạch tấn công quân sự vào Syria. |
Tàu đổ bộ San Antonio của Hải quân Mỹ, được thiết kế có khả năng sống sót cao nhất từ trước đến nay. Tàu kết hợp các công nghệ đóng tàu đổ bộ và công nghệ tác chiến của thế kỷ 21 để hỗ trợ hoạt động của các máy bay và xuồng đổ bộ hiện tại và tương lai của lực lượng Hải quân Đánh bộ. |
Boong tàu có khả năng mang được 4 máy bay trực thăng vận tải CH-46 Sea Knight, hoặc hai chiếc máy bay vận tải cánh quạt V-22 Osprey với khả năng cất hạ cánh cùng lúc. |
Về vũ khí, tàu được trang bị 2 pháo hạm cận chiến Mk44 Bushmaster II 30mm và 2 hệ thống phóng tên lửa phòng không RIM-116 Rolling. |
Tàu đổ bộ San Antonio đã được chế tạo từ đống sắt thép trong vụ khủng bố ở New York năm 2001. (Trong ảnh: Khoang chở lính của tàu San Antonio). |
Hiện có 8 tàu đổ bộ lớp San Antonio đang hoạt động trong Hải quân Mỹ. |
Tàu có khả năng chở được 800 lính đổ bộ (cả thủy thủ có thể lên đến gần 1.200 người), 2 tàu đổ bộ đệm khí LCAC hoặc một tàu đổ bộ đa năng LCU, có khả năng mang theo các xe tăng M1A2, 14 xe bọc thép viễn chinh. (Trong ảnh: Tàu đổ bộ đệm khí chuẩn bị lên tàu USS New Orleans) |
Theo Báo Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét